Thị trường thiết bị điện

Các loại aptomat trên thị trường

I. 6 Loại aptomat phổ biến trên thị trường?

aptomat panasonic

Yếu tố an toàn điện là yếu tố quan trọng nhất, bỏi hầu hết nguyên nhân của các vụ cháy là xuất phát từ nguyên nhân thiết an toàn về các thiết bị điện. Chính vì thế để đảm bảo an toàn cho các thiết bị điện trong gia đình hay ở các công trình thì người tiêu dùng cần lựa chọn được loại thiết bị điện giúp an toàn nhất đó là Aptomat. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại aptomat đến từ các thương hiệu khác nhau khiến người tiêu dùng băn khoăn không biết nên lựa chọn aptomat của thương hiệu nào tốt nhất. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn 6 loại aptomat phổ biến nhất trên thị trường.

1. Aptomat Titan

Titan là dòng sản phẩm chất lượng cao cấp với mức giá phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam. Dòng Aptomat Titan chất lượng tốt với thiết kế bên trong hoạt động theo 2 cơ chế song song là khởi động nhiệt và khởi động từ mà ít có dòng Aptomat nào ở Việt Nam có. Làm tăng độ chính xác và tính an toàn cho người sử dụng.

  • Tính thẩm mỹ: phần đế và phần thân của công tắc có thiết kế hợp lí, giúp không gian của bạn trở nên thẩm mỹ và ưa nhìn hơn.Tính an toàn: quản lý nguồn điện sử dụng hiệu quả, tránh xảy ra những tình huống nguy hiểm như chập điện, cháy nổ trong quá trình sử dụng.
  • Thao tác lắp đặt dễ, không tiêu tốn quá nhiều cho chi phí nhân công.
  • Giá thành phù hợp: khi sử dụng sản phẩm này, hệ thống điện cần được đi âm tường. Vì thế, các đường điện sẽ được đi theo đường ngắn nhất nên hoàn toàn có thể giúp khách hàng giảm bớt được một phần chi phí đáng kể.
  • Độ bền cao: vít là thép mạ vàng tăng độ dẫn điện lên; Ốc có tỉ lệ đồng từ 60 – 70% kết hợp với các loại hợp kim và vàng công nghiệp, giảm thiểu các tình huống bị trờn ren; Phần khung bên trong được làm từ thép sơn tĩnh điện cắt bằng công nghệ CNC nên rất mượt, đẹp và không bị rạn nứt.
  • Thân thiện với môi trường: sản phẩm có vòng quốc tế về nhựa tái chế và sẽ được tái chế lại nhiều lần.

Đặc biệt, Titan cam kết với khách hàng về các sản phẩm là hàng vàng khung thép 4 lần khuôn, được xử lí phay tạo xước, phủ nano chống xước và vân tay, cắt dán CNC chống hàng giả. Chính vì thế, mức chi phí mà khách hàng cần bỏ ra để sở hữu những sản phẩm này là vô cùng hợp lí và hiệu quả.

2. Aptomat Panasonic

Aptomat Panasonic chất lượng tốt nhất 

Panasonic là thương hiệu thiết bị điện rất nổi tiếng trên thị trường, chuyên cung cấp các thiết bị điện dân dụng cho hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Thiết bị đóng cắt Panasonic bao gồm rất nhiều loại như: CB, MCB, ELCB, RCBO…Mỗi loại aptomat Panasonic được sử dụng cho các công trình khác nhau nên được rất nhiều người tiêu dùng quan tâm và lựa chọn. Aptomat Panasonic được sản xuất trên dây truyền công nghệ hiện đại nên có ưu điểm về độ chính xác cao, độ nhạy cao, có khả năng ngắt được dòng điện tức thì khi có các sự cố về dòng điện hay các thiết bị điện xảy ra. Hơn nữa, các loại aptomat Panasonic đều có khả năng hoạt động rất tốt trong nhiều điều kiện khác nhau và các môi trường khác nhau. Tuy nhiên, giá thành của aptomat chống giật

3. Aptomat Sino

 

Aptomat Sino thiết kế đơn giản – tinh tế 

Thiết bị đóng cắt Sino là thiết bị được sử dụng rộng rãi ở các công trình dân dụng lẫn các công trình công nghiệp, với sự đa dạng của các thiết bị như: MCB, MCCB và các thiết bị điện có khả năng chống rò dòng như RCCB. Aptomat Sino được sản xuất trên dây truyền công nghệ tiên tiến – hiện đại nhất nên đạt chất lượng, an toàn theo các tiêu chuẩn Châu Âu. Ưu điểm của thiết bị đóng cắt Sino là: chất lượng, độ bền cao, khả năng làm việc ổn định nhất và bền bỉ nhất trong các điều kiện môi trường khác nhau. Tuy nhiên, thiết bị đóng cắt Sino không được sử dụng rộng rãi ở các công trình công nghiệp.

4. Aptomat LS

Aptomat LS có độ bền cao 

Thương hiệu thiết bị điện nổi tiếng đến từ Hàn Quốc là thương hiệu LS. Các sản phẩm aptomat LS đáp ứng được yêu cầu về kĩ thuật khắt khe, có độ bền rất cao nhưng lại có chi phí khá thấp nên rất phù hợp với nhiều công trình lớn như: các hệ thống điện từ trong nhà máy, xưởng sản xuất, các khu chung cư, tòa nhà cao tầng đến các khu công nghiệp. Aptoamat LS cũng rất đa dạng như: MCB, MCCB, PLC, ACB…

5. Aptomat Schneider

 

Aptomat Schneider thiết kế tinh tế – đơn giản 

Schneider là thương hiệu thiết bị điện nổi tiếng đến từ Pháp,vói nhiều năm kinh nghiệm hơn 100 năm trong việc sản xuất và cung cấp các thiết bị điện cho các quốc gia trên thế giới. Thiết bị điện aptomat Schneider có khả năng vận hành trong các điều kiện môi trường khác nhau.

6. Aptomat Mitsubishi

 

Aptomat Mitsubishi chính hãng, chất lượng 

Mitsubishi là thương hiệu đến từ Nhật Bản nên các khâu sản xuất Mitsubishi tốt nhất đạt chất chất lượng tốt nhất, độ bền cao. Với hơn 75 năm kinh nghiệm Mitsubishi chuyên cung cấp các loại thiết bị điện tốt nhất cho người tiêu dùng. Các thiết bị đóng cắt Mitsubishi rất đa dạng từ những loại dân dụng 6A cho đến các thiết bị công nghiệp 6300A với nhiều loại: 2 cực, 3 cực và 4 cực và dòng cắt từ 50kA – 100kA. Aptomat Mitsubishi được thiết kế để thực hiện các công việc rất khó khăn mang đến sự tin cậy cao cho người sử dụng thiết bị điện, giúp cho hệ thống điện có thể loại bỏ được những sự cố xảy ra.

II. Phân biệt một số chủng loại Áp-tô-mát dân dụng trên thị trường Việt Nam

Đáp ứng những đòi hòi về an toàn điện ngày càng cao của con người, các nhà sản xuất thiết bị điện đã cho ra đời rất nhiều thiết bị bảo vệ mạng điện dân dụng nhằm đảm bảo sự an toàn tối đa cho người sử dụng. Tuy nhiên, với việc áp dụng các bộ tiêu chuẩn quốc tế (IEC) thì mã hiệu của các chủng loại sản phẩm cũng khiến người sử dụng Việt Nam gặp không ít khó khăn trong việc lựa chọn một thiết bị phù hợp cho gia đình. 
Hiện nay trên thị trường Việt Nam đã và đang tràn ngập các chủng loại thiết bị bảo vệ mạng điện dân dụng với mã hiệu như: MCB, RCCB (RCBO) bên cạnh một số thiết bị bảo vệ mạng điện công nghiệp như: ACB, MCCB, RCD và ELCB.

Với sự đa dạng về chủng loại, mẫu mã, giá thành và các đặc tính kỹ thuật như vậy thì ngay cả đa số các chủ cửa hàng đồ điện trên địa bàn Hà Nội cũng không hiểu rõ chúng khác nhau như thế nào ngoài việc căn cứ vào dòng điện định mức để bán hàng. Dưới đây, bài báo sẽ chỉ ra một số đặc điểm cơ bản và lời khuyên cho từng chủng loại, góp phần giúp cho người sử dụng dễ dàng hơn trong việc lựa chọn thiết bị phù hợp cho nhu cầu.

1. MCB (Miniature Circuit Breaker)

Đây là một loại áp-tô-mát (hay còn gọi là cầu dao tự động) được chế tạo với tính năng duy nhất là bảo vệ quá dòng điện (quá tải và ngắn mạch) với dòng điện làm việc định mức thường không quá 100A ở điện áp dưới 1000V. Do đó, loại này được sử dụng rộng rãi trong mạng điện dân dụng, từ văn phòng cho tới nhà ở.

Hình 1. Một loại MCB do hãng ABB sản xuất

Trên thị trường Việt Nam hiện nay phải kể đến các hãng sản xuất lớn như: ABB, Schneider, Siemens, Hager, Panasonic, LS, Mitsubishi, Hyundai, Simon, Clipsal, Sino – Vanlock, … trong đó Clipsal  hiện đã bị Schneider thực hiện thương vụ thâu tóm từ đầu năm 2008.

Qua khảo sát về mức tiêu thụ điện của người dân Việt Nam, có thể chia ra thành ba nhóm cơ bản như sau:

+ Khu vực thành thị: mỗi hộ gia đình nên sử dụng loại áp-tô-mát tổng có dòng điện định mức không quá 40A.

+ Khu vực ngoại thành (ven đô thị): mỗi hộ gia đình nên sử dụng loại áp-tô-mát tổng có dòng điện định mức không quá 30A.

+ Khu vực nông thôn: mỗi hộ gia đình nên sử dụng loại áp-tô-mát tổng có dòng điện định mức không quá 20A.

Ngoài ra, các hãng sản xuất còn đưa ra cho người sử dụng nhiều sự lựa chọn khác nhau với việc phân ra số cực như: 1p, 1p+N, 2p, 2p+N, 3p, 3p+N hay 4p (với p-pole: cực).  Thực tế ở Việt Nam, đại đa số các thiết bị điện dân dụng đều được sản xuất để làm việc với điện áp 220V, nên người sử dụng thông thường chỉ cần chọn loại 1p hoặc 1p+N là đủ.

Tuy nhiên, sự phân nhóm trên chỉ mang tính tương đối. Vì vậy, để lựa chọn được chính xác và phù hợp hơn cho nhu cầu cũng như phù hợp với tiết diện dây dẫn điện sử dụng trong nhà, người sử dụng hãy tham vấn ý kiến của những người có chuyên môn.

2. RCCB (Residual Current Circuit Breaker)

Đây là một loại áp-tô-mát được chế tạo với tính năng cơ bản là chống dòng điện rò, mà theo cách gọi thông thường là áp-tô-mát chống giật. Loại áp-tô-mát này không có tính năng bảo vệ quá dòng điện như MCB đã nêu trên. Vì vậy người sử dụng cần chú ý phân biệt mã hiệu để tránh nhầm lẫn.

Hình 2. Một loại RCCB do hãng Schneider sản xuất

Thông thường, RCCB sẽ được sử dụng để bảo vệ chống giật cho từng tầng nhà (đối với nhà nhiều tầng) hoặc cho toàn bộ nhà (đối với nhà chỉ có 1 tầng). Nhưng để đảm bảo thiết bị hoạt động hiệu quả thì yêu cầu đầu tiên là hệ thống dây dẫn điện âm tường phải được đi trong ống gen cách điện.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại RCCB do các hãng khác nhau cung cấp nhưng nhìn chung chỉ có ba cấp bảo vệ là 30mA, 100mA và 300mA.

Để bảo vệ chống giật cho từng tầng nhà ở, nên sử dụng loại có mức bảo vệ 30mA, còn nếu chỉ sử dụng để bảo vệ chống giật duy nhất cho toàn bộ nhà ở, nên sử dụng loại có mức bảo vệ từ 100mA – 300mA tùy thuộc vào diện tích và số lượng thiết bị tiêu thụ điện.

Trong quá trình sử dụng, người sử dụng nên kiểm tra RCCB hàng tháng, cách để kiểm tra là nhấn vào nút có chữ “Test” hoặc “T” trên thân RCCB, động tác này là việc mô phỏng có xuất hiện dòng điện rò. Nếu RCCB tác động tốt, tức là mạch điện đã bị ngắt. Nếu ngược lại RCCB không tác động thì chúng ta nên thay cái mới. Việc kiểm tra phải được lặp đi lặp lại nhiều lần để đảm bảo RCCB hoạt động một cách tốt nhất.

Ngoài ra, hiện nay trên thị trường còn một loại áp-tô-mát chống dòng rò khác, đó là: RCBO (Residual Circuit Breaker with Overload protection).

Đây là một loại áp-tô-mát được chế tạo vừa có tính năng chống dòng điện rò lại vừa có tính năng bảo vệ quá tải. Do đó, loại này thường có giá thành cao hơn so với loại RCCB có cùng cấp bảo vệ.

Tuy nhiên, nếu như trong gia đình hoặc văn phòng đã có sự phân chia bảo vệ cho từng MCB riêng rẽ thì việc sử dụng RCBO là không thực sự cần thiết.

Hy vọng với những thông tin trên sẽ phần nào giúp ích cho người sử dụng Việt Nam trong việc lựa chọn một thiết bị bảo vệ mạng điện dân dụng thật sự phù hợp.

III. Trên thị trường Việt Nam, thiết bị aptomat có những loại nào?

Đối với thiết bị aptomat, thị trường Việt Nam bày bán khá nhiều sản phẩm, mỗi loại có một đặc tính kỹ thuật riêng.

Nhằm đáp ứng những đòi hòi về an toàn điện ngày càng cao của con người, các nhà sản xuất thiết bị điện đã cho ra đời rất nhiều thiết bị bảo vệ mạng điện dân dụng nhằm đảm bảo sự an toàn tối đa cho người sử dụng. Trong đó, aptomat (hay còn gọi là cầu dao tự động) là một thiết bị vô cùng phổ biến trong mỗi gia đình.

Theo khảo sát của PV Chất lượng Việt Nam (VietQ.vn) tại thị trường Hà Nội, thiết bị aptomat được bày bán rộng rãi với nhiều mẫu mã, giá cả, chủng loại khác nhau.

Aptomat thường xuất hiện nhiều tại các cửa hàng chuyên đồ điện nước, thiết bị điện – điện tư với nhiều thương hiệu như Panasonic, Schneider, Mitsubish, Delixi… và một số sản phẩm sản xuất từ Việt Nam. Mức giá của loại thiết bị này khá đa dạng, có loại chỉ 40.000 đồng/chiếc, có loại lên tới cả triệu đồng tùy vào mục đích sử dụng, phù hợp với dòng điện làm việc lớn nhất của các thiết bị cần bảo vệ.

Tuy nhiên, theo Th.S Vũ Thanh Tùng, giảng viên phụ trách xưởng thực hành trường Đại học Điện lực, có một thực tế đặt ra là với việc áp dụng các bộ tiêu chuẩn quốc tế (IEC) thì mã hiệu của các chủng loại sản phẩm aptomat trên thị trường đang khiến người sử dụng Việt Nam gặp không ít khó khăn trong việc lựa chọn một thiết bị phù hợp cho gia đình.

Thêm vào đó, hiện nay trên thị trường Việt Nam đã và đang tràn ngập các chủng loại thiết bị bảo vệ mạng điện dân dụng với mã hiệu như: MCB, RCCB (RCBO) bên cạnh một số thiết bị bảo vệ mạng điện công nghiệp như: ACB, MCCB, RCD và ELCB. Chính sự đa dạng về chủng loại, mẫu mã, giá thành và các đặc tính kỹ thuật như vậy thì ngay cả đa số các chủ cửa hàng đồ điện trên địa bàn Hà Nội cũng không hiểu rõ chúng khác nhau như thế nào ngoài việc căn cứ vào dòng điện định mức để bán hàng. Theo Th.S Tùng với từng loại aptomat, người tiêu dùng cần nắm được một số đặc điểm cơ bản về tính năng, đặc tính kỹ thuật để lựa chọn thiết bị phù hợp cho nhu cầu.

IV. Một trong những loại aptomat dân dụng được bán trên thị trường Hà Nội.

MCB (Miniature Circuit Breaker)

Đây là một loại aptomat được chế tạo với tính năng duy nhất là bảo vệ quá dòng điện (quá tải và ngắn mạch) với dòng điện làm việc định mức thường không quá 100A ở điện áp dưới 1000V. Do đó, loại này được sử dụng rộng rãi trong mạng điện dân dụng, từ văn phòng cho tới nhà ở. Trên thị trường Việt Nam hiện nay phải kể đến các hãng sản xuất lớn như: ABB, Schneider, Siemens, Hager, Panasonic, LS, Mitsubishi, Hyundai, Simon…

Cũng theo ông Vũ Thanh Tùng, qua khảo sát về mức tiêu thụ điện của người dân Việt Nam, có thể chia ra thành ba nhóm cơ bản. Đầu tiên là khu vực thành thị, mỗi hộ gia đình nên sử dụng loại áp-tô-mát tổng có dòng điện định mức không quá 40A. Hai là khu vực ngoại thành (ven đô thị): mỗi hộ gia đình nên sử dụng loại aptomat tổng có dòng điện định mức không quá 30A. Ba là, khu vực nông thôn: mỗi hộ gia đình nên sử dụng loại áp-tô-mát tổng có dòng điện định mức không quá 20A. Ngoài ra, các hãng sản xuất còn đưa ra cho người sử dụng nhiều sự lựa chọn khác nhau với việc phân ra số cực như: 1p, 1p+N, 2p, 2p+N, 3p, 3p+N hay 4p (với p-pole: cực).

Thực tế ở Việt Nam, đại đa số các thiết bị điện dân dụng đều được sản xuất để làm việc với điện áp 220V, nên người sử dụng thông thường chỉ cần chọn loại 1p hoặc 1p+N là đủ.Tuy nhiên, sự phân nhóm trên chỉ mang tính tương đối. Vì vậy, để lựa chọn được chính xác và phù hợp hơn cho nhu cầu cũng như phù hợp với tiết diện dây dẫn điện sử dụng trong nhà, người sử dụng hãy tham vấn ý kiến của những người có chuyên môn.

 

RCCB (Residual Current Circuit Breaker)

Đây là một loại aptomat được chế tạo với tính năng cơ bản là chống dòng điện rò, mà theo cách gọi thông thường là aptomat chống giật. Loại aptomat này không có tính năng bảo vệ quá dòng điện như MCB đã nêu trên. Vì vậy người sử dụng cần chú ý phân biệt mã hiệu để tránh nhầm lẫn.

Thông thường, RCCB sẽ được sử dụng để bảo vệ chống giật cho từng tầng nhà (đối với nhà nhiều tầng) hoặc cho toàn bộ nhà (đối với nhà chỉ có 1 tầng). Nhưng để đảm bảo thiết bị hoạt động hiệu quả thì yêu cầu đầu tiên là hệ thống dây dẫn điện âm tường phải được đi trong ống gen cách điện.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại RCCB do các hãng khác nhau cung cấp nhưng nhìn chung chỉ có ba cấp bảo vệ là 30mA, 100mA và 300mA. Để bảo vệ chống giật cho từng tầng nhà ở, nên sử dụng loại có mức bảo vệ 30mA, còn nếu chỉ sử dụng để bảo vệ chống giật duy nhất cho toàn bộ nhà ở, nên sử dụng loại có mức bảo vệ từ 100mA – 300mA tùy thuộc vào diện tích và số lượng thiết bị tiêu thụ điện.

Trong quá trình sử dụng, người sử dụng nên kiểm tra RCCB hàng tháng, cách để kiểm tra là nhấn vào nút có chữ “Test” hoặc “T” trên thân RCCB, động tác này là việc mô phỏng có xuất hiện dòng điện rò. Nếu RCCB tác động tốt, tức là mạch điện đã bị ngắt. Nếu ngược lại RCCB không tác động thì chúng ta nên thay cái mới. Việc kiểm tra phải được lặp đi lặp lại nhiều lần để đảm bảo RCCB hoạt động một cách tốt nhất.

Ngoài ra, trên thị trường còn một loại aptomat chống dòng rò khác, đó là: RCBO (Residual Circuit Breaker with Overload protection). Đây là một loại aptomat được chế tạo vừa có tính năng chống dòng điện rò lại vừa có tính năng bảo vệ quá tải. Do đó, loại này thường có giá thành cao hơn so với loại RCCB có cùng cấp bảo vệ. Tuy nhiên, nếu như trong gia đình hoặc văn phòng đã có sự phân chia bảo vệ cho từng MCB riêng rẽ thì việc sử dụng RCBO là không thực sự cần thiết.

 

 

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *