Kinh nghiệm sử dụng thiết bị điên

Hướng dẫn sử dụng điều hoà tiết kiệm điện

I. Mẹo dùng điều hòa thoải mái mà không sợ tốn tiền điện

Mùa hè dùng điều hòa sẽ khiến hóa đơn tiền tăng chóng mặt. Thế nhưng, nếu biết những mẹo vặt này sẽ giúp gia đình bạn sử dụng điều hòa thả ga mà cuối tháng không lo tốn tiền điện.

Mùa hè nắng nóng, điều hòa dường như trở thành vật bất li thân của hầu hết các gia đình. Song, đi kèm với đó là nỗi lo hóa đơn tiền điện cuối tháng lại tăng chóng mặt.

Thực tế, tháng này mới chớm hè với những đợt nắng nóng đầu tiên, nhiều gia đình đã tá hỏa vì hóa đơn tiền  tăng gấp rưỡi, thậm chí có gia đình tăng gấp 2-3 lần, mà nguyên nhân chính là do phải bật điều hòa thường xuyên.

Vậy làm thế nào để tiết kiệm tối đa tiền điện khi sử dụng điều hòa vào mùa hè? Theo các chuyên gia điện máy, nếu áp dụng những mẹo vặt sau đây khi sử dụng điều hòa sẽ giúp tiền điện giảm đáng kể.

1. Điều chỉnh nhiệt độ phòng hợp lý, không bật/tắt nhiều lần

Nhiều người vừa ra ngoài nắng về thường có thói quen để điều hòa ở chế độ làm lạnh nhanh hoặc nhiệt độ rất thấp để nhanh được tận hưởng không gian mát lạnh. Tuy nhiên, việc làm này vô tình khiến điều hòa phải chạy hết công suất – tiêu tốn rất nhiều điện năng để làm lạnh và duy trì mức nhiệt thấp trong thời gian dài.

Cài đặt điều hòa ở mức nhiệt độ hợp lý sẽ tiết kiệm được điện năng

Hãy nhớ rằng, cứ mỗi khi bạn giảm 5 độ C thì điều hòa sẽ tiêu tốn thêm khoảng 40% điện năng. Không những thế, nhiệt quá thấp còn khiến sức khỏe bạn không tốt.

Thế nên, nếu muốn tiết kiệm điện thì ban ngày nên cài đặt điều hòa ở mức nhiệt độ từ 23-25 độ C, ban đêm cài đặt ở mức nhiệt độ từ 25 đến 28 độ C. Đây là mức nhiệt độ thích hợp để máy lạnh hoạt động một cách tối ưu nhất, không tốn quá nhiều điện năng mà vẫn duy trì một nhiệt độ vừa phải và phù hợp.

Ngoài ra, để tiết kiệm điện năng không nên bật tắt điều hoà nhiều lần. Thực tế, nhiều người nghĩ tiết kiệm điện bằng cách bật điều hòa đến khi nào phòng mát thì tắt đi, bật quạt cho đỡ tốn, khi nào phòng nóng tiếp tục bật lên. Thế nhưng, cách này lại tiêu tốn điện năng hơn do điều hòa phải khởi động lại nhiều lần, khiến máy hỏng nhanh hơn.

2. Dùng chế độ Cool, tuyệt đối không chuyển sang chế độ Dry

Nhiều người rỉ tai nhau khi dùng điều hoà hãy để ở chế độ Dry (biểu tượng hình giọt nước) thay cho chế độ Cool để tiết kiệm điện gấp 10 lần. Thế nhưng, theo các chuyên gia điện máy, vào những ngày nắng nóng kinh hoàng thì hãy cài đặt ở chế độ Cool để làm mát căn phòng, tuyệt đối không cài đặt ở chế độ Dry.

Nguyên nhân, chế độ Cool (mục đích chính là làm lạnh) có tác dụng giảm nhiệt độ phòng xuống đến nhiệt độ cài đặt mong muốn trên điều khiển từ xa và duy trì nhiệt độ đó trong thời gian dài, đồng thời nó cũng khống chế một phần độ ẩm trong không gian điều hòa. Trong khi, chế độ Dry (mục đích chính là khử ẩm) thực hiện chức năng khử độ ẩm của không khí trong phòng và duy trì nhiệt độ phòng không vượt quá so với nhiệt độ của phòng lúc bắt đầu thực hiện chế độ khử ẩm.

Các chuyên gia khẳng định, điều hoà cài đặt ở chế độ Cool sẽ làm căn phòng mát hơn cài đặt ở chế độ Dry. Đặc biệt, những ngày nắng nóng lên tới trên 40 độ C thì chế độ Dry hầu như không có tác dụng, chỉ làm căn phòng nóng khô và khó chịu. Do đó, muốn căn phòng mát mẻ người dùng hãy cài đặt ở chế độ Cool để điều hoà làm việc hiệu quả nhất.

3. Để chế độ quạt gió tự động

Nhiều người hay điều chỉnh quạt gió thổi mạnh vào một hướng nhất định để lấy được nhiều hơi lạnh, nhưng làm như vậy sẽ gây lãng phí.

Bởi vậy, bạn nên bật quạt gió điều hòa ở chế độ tự động. Lúc này, gió sẽ phân bố đều, giúp tiết kiệm điện điều hòa vì công suất thổi tự động của quạt nhỏ hơn các chế độ khác.

4. Đóng kín các cửa phòng

Khi sử dụng điều hòa, nếu mở cửa thì khí lạnh sẽ bị thoát ra ngoài, nhiệt độ bên ngoài sẽ tác động đến nhiệt độ trong phòng, do đó máy lạnh sẽ phải hoạt động nhiều hơn và tốn rất nhiều điện. Để tiết kiệm điện, khi dùng điều hòa hãy đóng kín các cửa tránh thoát nhiệt ra bên ngoài.

Cũng nên tránh sự trao đổi nhiệt với bên ngoài khi sử dụng điều hòa. Bởi, ánh nắng mặt trời có thể làm nhiệt độ phòng tăng lên,điều hòa cũng sẽ phải hoạt động nhiều hơn để làm mát phòng. Ngược lại, việc che kín phòng (bằng rèm cửa) có thể ngăn ánh nắng, tránh nhiệt độ phòng tăng lên. Như vậy, căn phòng vẫn mát mẻ mà điều hòa sẽ không phải hoạt động liên tục, điện cũng không tốn quá nhiều.

5. Sử dụng điều hòa kết hợp với quạt điện

Vừa bật điều hòa và quạt trần, hoặc quạt cây, khiến chúng ta có cảm giác “tốn gấp 2 lần điện”. Tuy nhiên trên, thực tế, đây lại là một trong những biện pháp đơn giản mà hiệu quả tới không ngờ trong việc làm mát căn phòng, lại tiết kiệm điện.

Khi được kết hợp, quạt điện sẽ giúp nâng cao khả năng lưu thông không khí lạnh ra khắp phòng, vừa làm mát vừa nhanh, vừa dễ chịu hơn hẳn. Bạn không cần phải giảm nhiệt độ xuống quá thấp, nhờ đó tốn ít điện hơn. Thêm vào đó, quạt sử dụng điện ít hơn máy lạnh nên khi kết hợp cả hai thiết bị này sẽ tiết kiệm được rất nhiều năng lượng.

Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng quạt trần trong khoảng 15-20 phút đầu khi khởi động điều hòa, sau đó nên tắt bớt quạt nếu trong phòng đã lạnh, tránh lãng phí điện.

6. Vệ sinh bộ lọc ở dàn lạnh 2 tuần/lần

Các nghiên cứu chỉ ra rằng khi bộ lọc bám bụi, công suất hoạt động của điều hòa có thể giảm đến 15%, qua đó tiêu tốn nhiều điện năng hơn trong quá trình hoạt động. Thế nên, việc tháo lưới lọc ở dàn lạnh vệ sinh sạch sẽ bụi bám vào cũng là cách để tiết kiệm điện. Nên vệ sinh lưới lọc 2 tuần/lần.

Ngoài ra, để điều hòa hoạt động tốt nhất, cần định kỳ bảo dưỡng, vệ sinh lau chùi máy thật sạch 6 tháng/lần. Nếu sử dụng nhiều thì nên 4 tháng bảo dưỡng một lần.

Nguồn: VietNamnet

II. Sử dụng điều hòa đúng cách để tiết kiệm điện và không gây hại cho sức khỏe

Như chúng ta đã biết, điều hòa, máy lạnh luôn là sản phẩm quan trọng và là giải pháp hữu hiệu mỗi mùa hè đến. Nhưng nên nhớ rằng mở điều hòa và chọn nhiệt độ như thế nào để làm lạnh nhanh mà không lãng phí, tốn kém điện năng và đặc biệt là không ảnh hưởng đến sức khỏe của chính bản thân mình và gia đình là điều vô cùng quan trọng. Các phương pháp dưới đây sẽ giúp bạn xóa bỏ những băn khoăn, lo lắng đó.

Cách sử dụng điều hòa đúng cách để tiết kiệm điện và không gây hại cho sức khỏe.

1. Tiết kiệm điện khi sử dụng điều hòa

Trong bài viết trước, chúng tôi đã có đề cập đến Bí quyết sử dụng máy lạnh điều hòa tiết kiệm điện trong mùa hè. Sau đây, chúng tôi xin gợi ý thêm cho bạn một số mẹo dùng điều hòa tiết kiệm điện.

  • Dùng điều khiển để chuyển chế độ lạnh từ “Cool” (hơi lạnh, hình ảnh biểu thị là bông tuyết) sang chế độ “Dry” (trừ ẩm, hình ảnh biểu thị là giọt nước). Thao tác đơn giản trên sẽ giảm công suất tiêu thụ điện của điều hòa đi 10 lần, hạn chế sốc nhiệt vì nhiệt độ phòng sẽ không quá thấp dưới 23oC và không dao động lớn với nhiệt độ bên ngoài. Tuy nhiên, những ngày nắng nóng mà độ ẩm thấp thì việc sử dụng chế độ “Dry” không có ý nghĩa mấy bởi nó không có chức năng làm giảm nhiệt độ, khiến không khí trong phòng vẫn nóng, khó chịu và khi đó, lựa chọn duy nhất để làm mát là chuyển sang chế độ “Cool”.


Việc sử dụng điều hòa đúng cách luôn được người tiêu dùng quan tâm.

  • Lựa chọn dòng điều hòa tiết kiệm điện Inverter cũng là yếu tố quan trọng để tiết kiệm được một lượng lớn tiền điện.
  • Sử dụng một cách linh hoạt các chế độ trên điều khiển điều hòa cũng giúp người sử dụng tiết kiệm được khá nhiều điện năng.Ví như: Khi ngủ, người sử dụng có thể để điều hòa ở chế độ Sleep. Ở chế độ này máy sẽ tự động làm tăng nhiệt độ phòng lên 1oC – 3oC khi về sáng, giúp cơ thể dễ chịu hơn trong khi ngủ và cũng tiết kiệm điện hơn (Tham khảo:Chế độ ngủ đêm trên máy lạnh là gì).
  • Để tiết kiệm điện, nhiều người có thói quen khi phòng đã đủ lạnh thì lập tức tắt máy điều hòa và bật lại khi nhiệt độ phòng tăng lên! Có trường hợp chỉ bật máy lạnh 15 phút, phòng hơi lạnh một chút thì tắt, 15 phút sau bật lại.
    Thực tế, đây là một kiểu “tính toán phức tạp nhưng sai lầm thì vẫn đầy rẫy”, vì khi khởi động lại, điều hòa tiêu thụ rất nhiều điện năng. Thay đổi trạng thái nóng – lạnh liên tục cũng làm cơ thể bạn khó chịu. Cách hợp lý nhất là nên duy trì nhiệt độ phòng ở mức ổn định, chứ không nên tắt hẳn máy điều hòa. Chênh lệch nhiệt độ lý tưởng giữa nhiệt độ phòng điều hòa và nhiệt độ bên ngoài là khoảng 7o

2. Sử dụng điều hòa không gây hại cho sức khỏe 

Không phải tránh được cái nóng của mùa hè bằng điều hòa, máy lạnh là bạn đã đảm bảo được sức khỏe cho gia đình. Có một điều chắc chắn là ai cũng chủ quan khi dùng điều hòa mà không nghĩ tới việc nếu ở môi trường này quá lâu thì sẽ không tốt cho sức khỏe.

Bình thường, nhiệt độ cơ thể dao động trong khoảng từ 36,5oC – 37oC, trong khi nhiệt độ ngoài trời vào mùa hè có thể cao tới 40oC – 41oC và nhiệt độ phòng điều hòa thường duy trì thấp dưới 26oC, thậm chí có người đặt thấp đến 16oC – 18oC. Sự chênh lệch nhiệt độ của cơ thể, nhiệt độ môi trường và nhiệt độ phòng ở mức lớn và đột ngột tới 8oC – 9oC sẽ làm cho cơ thể không thích nghi kịp. Nếu quá trình này diễn ra liên tục, thường xuyên thì sẽ gây ra những tác dụng không tốt đối với sức khỏe.


Thay đổi trạng thái nóng – lạnh liên tục cũng làm cơ thể bạn khó chịu.

Chính vì vậy, khi dùng điều hòa, máy lạnh, để không gây hại cho sức khỏe, bạn nên lưu ý một số điểm sau:

  • Khi sử dụng điều hòa, độ ẩm trong phòng điều hòa thường khá thấp (thường chỉ dao động trong khoảng 40% – 50%), trong khi độ ẩm ngoài trời cao hơn (thường trên 70%). Đây cũng là nguyên nhân khi ở trong phòng điều hòa da thường khô, môi se và dễ khát nước. Chênh lệch độ ẩm đột ngột cũng làm cho hệ hô hấp, bề mặt da của cơ thể không thích ứng kịp dẫn đến dễ bị tổn thương.
  • Ngồi trong trong phòng điều hòa, máy lạnh lâu, nhất là khi ít vận động (khi ngủ, ngồi làm việc, xem ti vi…) dễ làm giảm thân nhiệt cơ thể, đặc biệt là các trường hợp ăn uống không đủ dinh dương, đang mắc bệnh… Thân nhiệt cơ thể giảm làm giảm sức đề kháng và tạo điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh phát sinh, phát triển, gây bệnh. Bệnh phổ biến nhất là viêm đường hô hấp trên (viêm mũi, viêm họng, viêm thanh quản…). Trường hợp nặng có thể dẫn đến viêm phế quản, viêm phổi…


Ngồi trong trong phòng điều hòa lâu, nhất là khi ít vận động dễ làm giảm thân nhiệt đột cơ thể.

  • Tổn thương xương khớp cũng là một nguy cơ dễ gặp phải khi sử dụng điều hòa, máy lạnh thường xuyên ở nhiệt độ thấp. Sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn giữa nhiệt độ bên trong cơ thể với nhiệt độ bên ngoài môi trường sẽ khiến các mạch máu trong cơ thể sẽ co lại, gây ảnh hưởng đến sự lưu thông máu trong cơ thể. Đây chính là nguyên nhân làm cho các khớp bị tổn thương và gây ra nhiều triệu chứng đau nhức như: chân tay mỏi, đau cứng khớp cổ…
  • Chính vì thế, khi sử dụng điều hòa, bạn nên chỉnh nhiệt độ ở mức hợp lý, không chênh lệch quá cao với môi trường ngoài. Ví dụ, vào mùa hè, mức nhiệt độ điều hòa, máy lạnh lý tưởng vào ban ngày là 24oC – 26oC, còn vào ban đêm là 26oC – 28oC; ngoài ra bạn nên dùng thêm các loại quạt để tăng độ mát trong phòng mà không cần chỉnh điều hòa xuống nhiệt độ quá thấp. Để tránh bị khô da, bạn hãy sử dụng thêm các loại máy tạo độ ẩm nhé!

III. Cách sử dụng điều hòa tiết kiệm trong nắng nóng cực điểm

Nắng nóng kỷ lục 2019

Nắng nóng gay gắt kéo theo hệ quả là hoá đơn tiền điện tăng vọt vì sử dụng nhiều thiết bị điện để xua đi cái nóng, trong đó có điều hoà. Vậy cách sử dụng điều hòa tiết kiệm điện như thế nào?

1. Không bật tắt liên tục và nhớ ngắt aptomat

Nếu có thói quen để nhiệt độ lạnh sâu, chờ cho phòng thật mát thì tắt điều hòa và bật quạt, đến khi cảm thấy nóng thì lại bật máy một lúc thì bạn nên dừng lại. Bởi thực tế, đây là một sai lầm làm tốn điện thêm và còn nhanh hỏng máy.

Khi khởi động, máy điều hòa phải tiêu tốn rất nhiều điện năng để bật máy nén, động cơ quạt và để làm lạnh không khí đến mức nhiệt độ yêu cầu. Vì khi đó nhiệt độ trong phòng đã nóng lên vài độ, đến mức cơ thể cảm nhận được.

Thao tác Bật/Tắt liên tục cũng khiến điều hòa giảm độ bền. Theo lời khuyên, hãy luôn bật máy và tắt trước khi định ra ngoài khoảng 30 phút là hợp lý.

Sau khi dùng điều khiển từ xa để tắt máy, hãy ngắt luôn Aptomat (công tắc nguồn điện vào máy) vì thực tế, khi tắt bằng điều khiển, máy vẫn tiêu thụ điện ngầm.

2. Chọn chế độ “dry”

Tiến sĩ Trần Văn Thịnh, Bộ môn Thiết bị điện, điện tử, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng, khi hoạt động ở chế độ cool, điều hòa lấy nhiệt nóng từ trong phòng để đẩy ra cục nóng bên ngoài, giúp làm giảm nhiệt độ, làm mát không khí trong phòng nên điện năng tiệu thụ cần khá nhiều.

Ở chế độ dry, điều hòa sẽ hút hơi ẩm ra khỏi phòng, trả lại không khí trong lành và khô ráo hơn nên tiêu thụ điện năng ít hơn chế độ làm mát.

Ông Thịnh chia sẻ thêm, thao tác đơn giản trên sẽ giảm công suất tiêu thụ điện của điều hòa sẽ giảm đi 10 lần, hạn chế sốc nhiệt vì nhiệt độ phòng sẽ không thấp quá 23 độ C và không dao động lớn với nhiệt độ bên ngoài.

3. Hẹn giờ tắt máy

Nút hẹn giờ trên điều khiển từ xa rất hữu dụng. Hãy sử dụng chế độ hẹn giờ của máy điều hòa để lựa chọn thời gian tắt, nhất là vào ban đêm. Hẹn giờ không chỉ đảm bảo bạn vừa có giấc ngủ thật ngon, không bị lạnh về đêm, mà còn có thể tiết kiệm điện rất hiệu quả.

4. Không bật điều hòa 24/24

Bạn không nên bật điều hòa 24/24 kể cả trong những ngày nóng nhất. Thực tế, bật điều hòa liên tục cả ngày sẽ gây hại cho sức khỏe của bạn vì không khí không được lưu thông cũng như độ ẩm trong phòng bị giảm đi khá lớn.

Vì vậy, hãy tắt điều hòa và sử dụng quạt vào những thời gian không quá nóng trong ngày. Điều này vừa giúp làm không gian phòng thông thoáng hơn vừa giúp tiết kiệm điện năng đáng kể. Nếu kết hợp với quạt gió và để để một chậu nước mát sẽ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vì quạt giúp lưu thông khí mát trong phòng.

5. Chống thoát nhiệt qua khe hở

Khi bật điều hòa, nếu căn phòng nhà bạn có khe hở, sẽ không thể mát nhanh và dễ bị thất thoát không khí lạnh ra ngoài. Nếu điều hoà mới còn có thể làm mát nhanh, nhưng các loại máy cũ đã sử dụng lâu, việc không khí lạnh bị lọt ra ngoài từ kẽ hở sẽ khiến máy luôn hoạt động công suất cao.

Bạn có thể tự kiểm tra bằng cách ra bên ngoài đặt tay vào cửa sổ, các kẽ hở của cửa ra vào. Nếu tay thấy mát thì chắc chắn không khí trong nhà lọt ra ngoài. Vì vậy, bạn có thể bịt kín các kẽ hở bằng keo hoặc nhờ thợ vào kiểm tra, xử lý.

Rèm cũng có tác dụng rất lớn trong việc giảm nhiệt độ của căn phòng. Hiện có các loại rèm lớp cản nắng. Rèm giúp ngăn chặn ánh nắng chiếu trực tiếp vào phòng, làm tăng nhiệt độ, đồng thời cũng ngăn cách cửa sổ tránh không khí trong nhà thất thoát ra ngoài.

6. Thường xuyên lau chùi, vệ sinh bảo dưỡng

Các nghiên cứu chỉ ra rằng khi bộ lọc bám bụi, công suất hoạt động của điều hòa có thể giảm đến 15%, qua đó tiêu tốn nhiều điện năng hơn trong quá trình hoạt động.

7. Sử dụng máy lạnh có công suất phù hợp với diện tích phòng

Chọn chiếc máy lạnh có công suất phù hợp với diện tích (hay thể tích) cho căn phòng sẽ giúp đảm bảo khả năng làm mát của máy lạnh, đồng thời giúp bạn tối ưu được lượng điện năng tiêu thụ.

8. Không để nhiệt độ quá lạnh vào ban đêm

Trong khi ngủ bạn chúng ta không cần nhiệt độ phải lạnh như lúc thức. Bởi vậy, hãy điều chỉnh máy lạnh ở nhiệt độ vừa phải tầm từ 25 – 29 độ khoảng 1 – 2 tiếng trước khi đi ngủ, nhờ đó máy lạnh sẽ phải hoạt động ít hơn và tốn ít điện năng hơn.

Bên cạnh đó, cách sử dụng điều hòa tiết kiệm vừa tư vấn ở trên giúp bạn và gia đình tránh bị cảm lạnh, nhất là nhà có trẻ nhỏ.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *